- Camera IP sử dụng dây cáp mạng để truyền dẫn tín hiệu hình ảnh. Còn camera Analog thì sử dụng cáp đồng trục.
=> Ứng dụng thực tế: trong những tòa nhà cao tầng, hoặc công trình đã đi dây âm thường tường chỉ có sẵn dây cáp mạng. Nếu ta dùng camera IP thì rất thuận tiện, còn sử dụng camera analog thì phải đi dây nổi.
- Camera IP có khả năng chạy trực tiếp trên mạng theo chuẩn giao diện cứng RJ45, còn camera analog khi muốn đưa lên mạng thì phải kết nối thông qua thiết bị trung chuyển là Video Server, đầu ghi hình DVR độc lập (hoặc máy tính có gắn card DVR).
=> Ứng dụng thực tế: Ví dụ bạn có 2 shop thời trang. Mỗi nơi bạn chỉ muốn gắn 1 con camera. Thì bạn chỉ cần gắn 2 con camera IP sau đó sử dụng 1 đầu ghi hình và ghi lại hình ảnh của 2 nơi cách xa nhau hàng ngàn km.
1. Chất lượng hình ảnh
| |
- Thu được hình ảnh với độ nét và chất lượng megapixel cao. Nhưng trong điều kiện ánh sáng yếu chất lượng hình ảnh sẽ bị hạn chế.
- Camera IP bị hạn chế bởi hệ thống mạng. Người dùng phải chọn lựa giữa tốc độ truyền tải và chất lượng hình ảnh. Tăng cái này thì giảm cái kia.
Do hình ảnh được nén lại trước khi chuyển về trung tâm nên sẽ có độ trễ
|
- Cảm biến CCD trong camera analog xử lý tốt chất lượng hình ảnh trong các điều kiện ánh sáng và chuyển động khác nhau.
- Tuy nhiên camera analog không có khả năng tương thích với các tiêu chuẩn cao hơn NTSC/PAL. (hỗ trợ 25-30 khung hình/giây, 525-625 dòng quét/khung hình)
- DVR được trang bị các phần cứng và phần mềm để nén tính hiệu Analog, do đó chất lượng hình ảnh và tốc độ khung hình dễ dàng được nâng cao
|
2. Hệ thống cáp
| |
- Một lợi thế của camera IP là khả năng sử dụng hệ thống dây mạng internet có sẵn để truyền tín hiệu. Và có thể cấp nguồn chung với cáp mạng internet (PoE).
- Giới hạn khoảng cách của camera IP là 100m từ camera kéo về switch.
Tuy nhiên cần lưu ý khi cấp nguồn cho camera có hỗ trợ tính năng POE thì Hub/Switch cũng phải có tính năng này.
|
- Camera analog sử dụng hệ thống cáp đồng trục khá “cồng kềnh” và phải có 1 dây nguồn đi cùng.
- Hiện nay một số công trình có thể sử dụng đầu chuyển balun để truyền tải hình ảnh, nguồn điện dựa trên dây cáp mạng internet.
- Theo lý thuyết sử dụng hệ thống này có thể đi hơn 500m.
Lưu ý sử dụng cáp đủ tiêu chuẩn Cat.5e
|
3. Truyền tải hình ảnh
| |
- Lưu lượng tính hiệu IP có thể gặp phải nhiều vấn đề trong truyền tải: giới hạn băng thông, tác nghẽn mạch, thay đổi tỉ lệ bit, kích thướng file lớn, cân bằng tải, virus và độ trễ.
- Nếu mạng có vần đề chỉ trong giây lát hình ảnh các bạn thu được sẽ bị gián đoạn, hoặc kém chất lượng
|
- Lưu lượng tín hiệu analog không gặp vấn đề gì về mạng hoặc rủi ro khi truyền tải. Băng thông hầu như không giới hạn.
Hình ảnh chỉ đôi khi bị nhiễu khi môi trường có từ trường cao quá mức quy định.
|
4. Bảo mật
| |
Dữ liệu camera IP có thể được mã hóa và khó nhận biết nội dung bị đánh cắp.
- Vì hệ thống mạng đang là đối tượng cho virus và các phần mềm khác tấn công. Do đó, camera IP và các thiết bị mạng khác cũng có thể là mục tiêu tấn công của những hacker.
- Tuy nhiên, ở Việt Nam điều này là rất hiếm, vì nhu cầu sử dụng của chúng ta chủ yếu đơn thuần là để giám sát.
|
- Tín hiệu analog ít an toàn hơn và có thể bị đánh cắp hoặc theo dõi bởi bất kỳ ai đó có quyền truy cập vào hệ thống camera quan sát.
- Tuy nhiên vì hệ thống analog gần như miễn dịch với các loại virus và phần mềm. Nên các hacker nếu muốn lấy dữ liệu không có cách nào khác là phải trực tiếp có mặt tại công trình có lắp đặt hệ thống.
|
5. Bảo trì
| |
- Camera IP là một thiết bị mạng và cần được quản lý liên tục.
Người quản lý cần phải có kỹ năng chuyên môn về hệ thống IP mới có thể xử lý tốt các tình huống xảy ra.
|
- Camera analog là thiết bị đơn giản, không cần phải quản lý, cũng không có địa chỉ IP để quản lý.
Người sử dụng chỉ cần sử dụng đơn giản. Có thể tự khắc phục khi có tình huống xảy ra.
|
6. Lắp đặt
| |
- Camera IP đòi hỏi người lắp đặt cần phải có kỹ năng cơ bản về mạng cho các công trình quy mô nhỏ.
- Đối với các công trình lớn như doanh nghiệp, xưởng sản xuất… người lắp đặt cần trang bị những kỹ năng chuyên môn. Vì trong quá trình thi công sẽ gặp rất nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự tính.
|
Camera analog không đòi hỏi kiến thức về mạng. Việc thi công lắp đặt rất đơn giản. Dễ dàng thi công mà không cần quan tâm đế quy mô của hệ thống mạng tại công trình.
|
7. Độ tương thích, khả năng mở rộng.
| |
- Camera IP cần một đầu ghi hình IP để kết nối với từng camera cụ thể.
- Thế nên khi bạn muốn nâng cấp hay mở rộng hệ thống. Bạn cần phải xem đầu ghi hình IP đó có khả năng kết nối, liên lạc với các camera bạn đang sử dụng hay không?
- Mỗi 1 nhà sản xuất họ có 1 chuẩn giao thức mạng riêng. Nên khó có thể hòa nhập lại với nhau.
- Hiện nay trong ngày CCTV đã thống nhất với nhau chung 1 chuẩn là ONVIF. Do đó các camera IP hoặc đầu ghi hình IP có chuẩn ONVIF là có thể kết hợp với nhau được.
|
- Một đầu ghi hình analog có thế chấp nhận bất kỳ camera analog nào.
- Bạn sẽ không cần phải lo lắng bất kỳ vần đề nào xảy ra khi nâng cấp hệ thống.
- Bạn có thể thay đầu ghi hình hoặc camera analog bất kỳ nào bạn muốn mà không cần đắn đo suy nghĩ.
- Hiện nay có một số đầu ghi hình có thể kết hợp được cả 2 loại camera IP và Analog nhưng vẫn còn rất hạn chế về kỹ thuật.
|
8. Giá thành
| |
- Camera IP có thể đắt hơn gấp 3 lần so với Analog.
- Việc lắp đặt camera IP cho hệ thống trở nên rất tốn kém, bởi nó đòi hỏi phải có các Hub/Swich có tốc độ truyền tải cao và các thiết bị ngoại vi (nếu cần)
|
- Camera analog có giá thấp hơn rất nhiều so với camera IP. Do không cần thêm các thiết bị ngoại vi.
- Việc lắp đặt camera analog sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho các bạn.
|
Chuyên Phân Phối Camera IP Giá Rẻ Cho Đại Lý, Chỉ Bán Giá Sỹ Không Bán Giá Lẻ, Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ Vào Link Bên Dưới,Thân
Trả lờiXóaĐại lý cung cấp và lắp đặt camera quan sát giá rẻ tại TP.HCM, đỗi ngũ lắp đặt chuyên nghiệp, uy tinh, hàng mới, bảo hành 12 tháng
Trả lờiXóa